Thứ Tư, 20 tháng 11, 2019

Giải đáp những thắc mắc về bảo hiểm y tế 2020

Bảo hiểm y tế ngày càng làm tốt nhiệm vụ ổn định an sinh. Nhờ đó mà người dân nghèo đã có thể tiếp cận với y học tiên tiến. Nhưng hiện vẫn tồn tại nhiều băn khoăn, khiến bộ phận người dân e ngại sử dụng. Trong bài viết này, sẽ tháo gỡ những thắc mắc về thẻ bảo hiểm y tế giúp bạn đọc.

Khám sức khỏe định kỳ có áp dụng thẻ BHYT không?
Cho đến thời điểm hiện nay, BHYT chỉ mới trả chi phí Khám chữa bênh (KCB), khám sức khỏe định kỳ chưa thuộc phạm vi chi trả của bảo hiểm.

Thẻ BHYT có áp dụng khi khám chữa bệnh ở bệnh viện tư nhân không?

Chính sách về thông tuyến huyện áp dụng cho cả công lập và bệnh viện tư nhân. Lưu ý bệnh viện tư nhân thì tùy theo hạng của bệnh viện để xếp tương đương với bệnh viện tuyến huyện hay tuyến tỉnh.
Như vậy trường hợp người bệnh đăng ký ở tuyến tỉnh hay thành phố vẫn có thể đến bệnh viện tư nhân tương đương với tuyến huyện, cụ thể trong trường hợp bệnh viện tư nhân đó là hạng 2 (tương đương tuyến huyện) vẫn được hưởng như là đi khám chữa bệnh đúng tuyến. Điều đó có nghĩa là đi khám chữa bệnh đúng tuyến được hưởng, nếu bệnh nhân được hưởng 100% BHYT thì sẽ được hưởng 100% theo danh mục, phạm vi của BHYT còn ngoài phạm vi BHYT thì phải tự chi trả.

Thẻ bảo hiểm có dùng được khác tỉnh không?

. Tuy nhiên với tuyến huyện bảo hiểm chi trả 100% (bên trên có giải thích rõ) căn cứ theo mức trong BHYT, còn với tuyến tỉnh là 60%. Theo dự kiến từ ngày 1/1/2021, tuyến tỉnh sẽ được chi trả 100%. Tuy nhiên, khi cư trú ở đâu thường xuyên hơn, mọi người nên tham gia bảo hiểm tại đó.

Có mua thẻ bảo hiểm 5 hay 10 năm liền không?

Không. Hiện tại BHYT đang thu phí dựa theo mức lương cơ sở. Lương này thay đổi theo từng năm nên hiện chưa có chính sách mua dài hạn đối với BHYT.

Tại sao thẻ bảo hiểm loại chi trả 100%, khi đi khám chữa bệnh vẫn phải nộp thêm tiền?

Đáng buồn, hiện nay vẫn tồn tại cơ sở y tế cố tình lấy tiền khám chữa bệnh mặc dù bên BHYT đã chi trả toàn bộ. NHƯNG cũng cần chú ý, tỉ lệ chi trả khám chữa bệnh căn cứ theo những khoản thuộc diện chi trả ( xét nghiệm, thuốc thuộc danh mục BHYT). Do đó đối với những loại thuốc ngoài danh mục, người bệnh sẽ phải tự chi trả hoàn toàn.

Liệu người tham gia BHYT có bị hạn chế chuyển tuyến hay không?

Bộ Y tế không có quy định về hạn chế chuyển tuyến, chỉ có quy định chuyển tuyến trong trường hợp nào là cần thiết và trên nguyên tắc chung là người bệnh được chuyển tuyến khi cơ sở đó không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật khám chữa bệnh (quá khả năng chẩn đoán, điều trị của đơn vị thì cơ sở chuyển bệnh nhân lên tuyến trên phù hợp với sức khỏe, thể trạng bệnh nhân) và nhu cầu KCB của từng trường hợp.
Bộ Y tế quy định khi chuyển tuyến cũng tư vấn cho bệnh nhân biết về tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân để có sự lựa chọn hợp lý vì nhiều trường hợp người bệnh muốn chuyển tuyến nhưng thực trạng về mặt sức khỏe hay bệnh lý là hoàn toàn có thể điều trị tuyến dưới với phạm vi chuyên môn hoàn toàn đáp ứng với bệnh tật đó.

Cấp cứu có được áp dụng thẻ bảo hiểm y tế hay không?

Trong trường hợp cấp cứu người có thẻ BHYT được khám chữa bệnh ở bất kỳ cơ sở y tế nào không phụ thuộc vào tuyến, địa giới hành chính vẫn được quỹ BHYT chi trả. Khi không cung cấp thẻ kịp thời trước khi xuất viện, người bệnh có thể đọc thông tin cho bệnh viên xử lý, hoặc thanh toán trước sau đó cầm hóa đơn đến nơi đăng ký BHYT để nhận lại tiền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét